Nguyên tắc và mục tiêu Cơ_chế_rà_soát_định_kỳ_phổ_quát

"Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát" có tiềm lực để quảng bá và bảo vệ nhân quyền tại những góc cạnh tối tăm nhất trên thế giới."

Ban Ki-moon, Tổng thư ký LHQ [2]

Nghị quyết 5/1 ngày 18 tháng 6 năm 2007 và quyết định 6/102 ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Hội đồng Nhân quyền xác định các chức năng của UPR trong chu kỳ đầu tiên từ 2008 - 2012. Trong chu kỳ thứ hai và sau đó, một vài sửa đổi được đưa ra theo Nghị quyết 16/21 ngày 12 tháng 4 năm 2011 và quyết định 17/119 ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng Nhân quyền, sau khi HRC xem xét (để biết thêm chi tiết, xem quy trình đánh giá của HRC bên dưới). Nghị quyết 5/1 của HRC quy định rằng UPR phải:[3]

  • Thúc đẩy tính phổ quát, phụ thuộc lẫn nhau, không thể chia cắt và liên quan đến nhau của tất cả các quyền con người
  • Là một cơ chế hợp tác dựa trên thông tin khách quan và đáng tin cậy và đối thoại tương tác
  • Đảm bảo mức độ phổ quát (áp dụng với tất cả các quốc gia) và đối xử bình đẳng với tất cả các quốc gia
  • Là một quá trình liên chính phủ, được các thành viên LHQ dẫn dắt, và hướng đến hành động
  • Có sự tham gia đầy đủ của quốc gia được rà soát
  • Bổ sung và không trùng lặp các cơ chế nhân quyền khác, do đó thể hiện một giá trị mới
  • Được tiến hành một cách khách quan, minh bạch, có tính xây dựng, không mang tính chọn lọc, không đối đầu và không chính trị hóa.
  • Không quá nặng nề với Nhà nước liên quan hoặc chương trình nghị sự của HRC
  • Không được quá dài; nó phải thực tế và không tốn một lượng thời gian không tương xứng hoặc nguồn nhân lực và tài chính
  • Không làm giảm năng lực của HRC để đối phó với các tình huống nhân quyền cấp bách
  • Tích hợp đầy đủ quan điểm về giới
  • Tính đến mức độ phát triển và đặc thù của các quốc gia
  • Đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan nhân quyền quốc gia (NHRI).

Mục tiêu của UN-UPR là:[4]

  • Cải thiện tình hình nhân quyền trên thực tế
  • Hướng đến việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền của Nhà nước và đánh giá các phát triển tích cực cũng như thách thức mà Nhà nước phải đối mặt
  • Nâng cao năng lực của Nhà nước và hỗ trợ kỹ thuật, có tham vấn và với sự đồng ý của Nhà nước liên quan
  • Việc chia sẻ thực tiễn tốt nhất giữa các quốc gia và các bên liên quan khác
  • Hỗ trợ hợp tác trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
  • Khuyến khích hợp tác và tham gia đầy đủ với HRC, các cơ quan nhân quyền khác và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR).

Nghị quyết 16/21 của HRC quy định thêm rằng các chu kỳ thứ hai và tiếp theo nên tập trung vào việc thực hiện các khuyến nghị được chấp nhận và những diễn biến của tình hình nhân quyền tại quốc gia được rà soát.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơ_chế_rà_soát_định_kỳ_phổ_quát http://vietnamupr.com/2014/06/thong-tin-co-ban-ve-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/ http://nhri.net/default.asp?PID=85&DID=0 http://ap.ohchr.org/documents/E/CHR/resolutions/E-... http://ap.ohchr.org/documents/E/HRC/decisions/A_HR... http://ap.ohchr.org/documents/E/HRC/resolutions/A_... http://ap.ohchr.org/documents/dpage_e.aspx?si=A/HR... http://ap.ohchr.org/documents/dpage_e.aspx?si=A/HR... http://www.ohchr.org/EN/AboutUs/CivilSociety/Pages... http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Documents/upr...